Cam sành Hàm Yên quả to, vàng óng, có vị ngọt thanh mát, hương thơm dịu. Cam sành Hàm Yên được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận là 1 trong 50 trái cây đặc sản Việt Nam, lọt tốp 10 thương hiệu – nhãn hiệu nổi tiếng, được tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước.
Vùng đặc sản cam sành Hàm Yên gồm 9 xã trong dự án, ven hai bờ Sông Lô có tầng đất phù sa cổ dày, độ dốc vừa phải, khô ráo và thoáng mát. Với tổng diện tích gần 7.000 ha, sản lượng hàng năm từ 90 – 100 nghìn tấn, tổng trị giá hàng trăm tỷ đồng. Nhiều hộ thu tiền tỷ, giàu lên nhờ trồng cam, làm được biệt thự và mua xe ô tô. Những năm gần đây, người dân vùng cam Hàm Yên áp dụng mô hình sản xuất cam an toàn theo quy trình GlobalGAP, và chuyển đổi hữu cơ PGS nên chất lượng cam sành được nâng lên.
Vào mùa thu hoạch (từ tháng 11 năm trước cho đến tháng tháng 2 năm sau), cả vùng cam Hàm Yên như ngày hội. Mọi phương tiện được huy động để vận chuyển cam, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hàng nghìn lao động thời vụ.
Sản xuất theo hướng hữu cơ
HTX Cam sành Sơn Nữ do Giám đốc trẻ Nguyễn Thị Cẩm Ly – cô gái bỏ công việc ngân hàng về làm cam, chính thức được thành lập năm 2017, sau hơn một năm “thai nghén” tìm kiếm cách thức sản xuất phù hợp và tới nay đã trở thành thương hiệu nổi tiếng.
Trở thành tỷ phú không còn là ước mơ xa vời của người nông dân dân tộc Tày trên mảnh đất Hàm Yên.
Cùng với 24 thành viên là các nhóm sản xuất cam sành tại hai xã Nhân Mục, Bằng Cốc, yêu cầu bắt buộc của HTX là các nhóm nông dân phải sản xuất hoàn toàn theo hướng hữu cơ, hạn chế tối đa việc sử dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật.
Sản phẩm cam sành của HTX đã quen thuộc với người dân ở các thành phố lớn, các chuỗi thực phẩm sạch, được khách hàng và đối tác đánh giá cao. HTX có bao nhiêu cam là tiêu thụ hết bấy nhiêu.
Để tạo đầu ra ổn định cho các thành viên, HTX đã liên kết tiêu thụ sản phẩm với nhiều siêu thị, các cửa hàng lớn tại Hà Nội, Tp.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng và nhiều tỉnh thành khác.
Với mục đích nâng cao giá trị của sản phẩm, các thành viên HTX đều tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật chăm sóc cam, sử dụng phân bón vi sinh, chế phẩm sinh học, bắt sâu bệnh thủ công, để tạo nên những sản phẩm cam an toàn và bảo vệ được môi trường.
Hiện tại, HTX đã nghiên cứu thành công các sản phẩm từ cam, như: Nước cam lên men, tinh dầu cam, xà bông từ cam và đang xúc tiến các hoạt động kêu gọi vốn để lắp đặt nhà xưởng, dây chuyền sản xuất các sản phẩm này.
Từ đó vừa nâng cao giá trị sản phẩm cam sành, đa dạng các nguồn tiêu thụ, vừa đem lại nguồn thu nhập ổn định hơn cho các hộ trồng cam, hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững.
Kế hoạch của HTX trong thời gian tới là mở rộng quy mô, thu hút thêm nhiều bà con, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, giúp bà con kỹ thuật và tạo đầu ra cho sản phẩm cam.
FoodMap là đối tác phân phối thị trường HCM cho thương hiệu Cam Sơn Nữ Hàm Yên
Bạn có thể mua cam tại đây nhé !Blogger nổi tiếng Lily of the Valley đã nhận xét sau khi thưởng thức quả cam xứ Bắc thế này:“Cam Hàm Yên- Tuyên Quang thương hiệu Sơn Nữ ngon hơn bất cứ loại cam nhập khẩu nào mình từng ăn, ngon hơn cả cam Setoka của Nhật. Có lẽ một phần vì cách ăn cam Hàm Yên khi gọt còn để nguyên lớp cùi, chỉ gọt lớp vỏ ngoài nên khi ăn cam có vị thơm đặc trưng của thoáng hương tinh dầu cam. Vị cam ngọt đậm mọng nước thơm ngon, khi gọt cần liếc dao cực kì bén vì miếng cam quá mọng. Một sản phẩm cực kì chất lượng của nông nghiệp Việt Nam”